Cà phê là sản phẩm đi vào lịch sử văn hóa của nhân loại. Các quốc gia nằm gần đường xích đạo đều phát triển được cây cà phê, cho sản phẩm cà phê ngon như Brazin, Việt Nam, Zamaica,..
Truyền thuyết về cây cà phê thì rất nhiều, thực hay hư thì cũng kiểm chứng nhưng điều thú vị ở cà phê là cái hậu vị để lại sau vị chua là vị đắng và ngọt, tan vào trong từng các tế bào mà ta có thể cảm nhận được. Trong nhiều câu chuyện về cây cà phê, có câu chuyện mà người ta hay nhắc đến là về anh chàng chăn dê có tên Kaldi người xứ Abyssinia. “Chuyện kể rằng, một hôm đàn dê của anh chăn dê Kaldi đã ăn một loại quả cây lạ có màu đỏ, sau đó có biểu hiện khác thường, Kaldi bèn ăn thử và thấy trong mình hưng phấn đến lạ kỳ, ngỡ rằng mình đã gặp phép lạ, bèn báo ngay cho vị chủ quản tu viện. Nhà tu kia đem chùm hạt màu đỏ ấy vứt vào lò lửa đang sẵn có bên cạnh, điều lạ là các quả ấy cháy xém không khét mà lại tỏa ra hương thơm khắp cả một căn phòng, lúc này người tu sĩ mới tin đó là một món quà của Thượng Đế ban tặng cho loài người, họ truyền tai nhau ra khắp mọi nơi trong vùng, họ đem rang lên, giã nhỏ rồi pha vào nước uống để mọi người cùng hưởng thiên ân của Thượng Đế. Câu chuyện cứ thế được truyền tụng và cũng có không ít người cho cà phê là độc hại, như câu chuyện xảy ra ở đất nước Thụy Điển, Quốc vương Gusitafu Đệ Tam muốn thử xem cà phê có độc hại hay không, vua bắt hai anh em tội phạm bị kết án tử hình đang chờ ngày xử trảm, cho hai tên này uống mỗi ngày hai lần uống thứ nước làm từ quả mà ngày nay gọi là cà phê, thử xem họ diễn biến ra sao, có chết hay không? Điều lạ là hai tử tù kia không chết mà lại sống khỏe dù bị giam cầm, lại sống lâu trong khi anh ta bị bắt khi tuổi đã cao, từ đó cà phê càng có nhiều người dùng hơn nữa. Còn về những di chỉ khảo cổ, người ta cho biết rằng,Kaffa (Ethiopia ngày nay) chính là vùng đất khởi nguồn của cây cà phê, từ thế kỷ thứ IX và có những ghi nhận ở nơi đó, đến thế kỷ XIV những người buôn đã mang cà phê từ Ethiopia sang Ả Rập phát triển, tới tậnthế kỷ XV người ta mới rút ra được cách rang cà phê và sử dụng làm đồ uống. Cà phê đã trở thành thức uống truyền thống của người Ả Rập, với trung tâm giao dịch cà phê sầm uất là thành phố cảng Mocha, còn được gọi là Mokka, thuộc Yemen ngày nay”.
Người Ả Rập rất tự hào về loại thức uống được phát minh này, luôn giữ bí mật qua nhiều đời. Chỉ cho mang hạt cà phê sau khi đã rang chín ra bên ngoài, còn trong các đồn điền thì rất khắt khe nghiêm ngặt với người lạ. Thế mà vẫn có người vượt qua được và lén lút mang hạt giống về trồng, chẳng bao lâu khắp khu vực Trung Đông đều có trồng và truyền đi mỗi lúc một nhanh hơn, xa hơn.
Người Hà Lan được coi là đầu tiên ở Châu Âu nhân rộng hạt giống đó ở đảo Java, lúc đó là thuộc địa của người Hà Lan. Đến năm 1723, một sĩ quan hải quân Pháp có tên De Clieu đem về phát triển trong bí mật. Sau hơn 50 năm, Pháp là đối thủ cạnh tranh với Hà Lan. Bất đồng xảy ra không thể giải quyết, họ nhờ đến chính quyền Brazil lúc đó đứng ra dàn xếp, vì thế Brazil biết được và tìm cách lấy hạt giống về nước và là sự khởi đầu cho giống cà phê có tại Brazil, còn lan truyền sang các nước Nam Mỹ, rồi trở thành nhiều cường quốc cà phê lớn bậc nhất thế giới. Đến năm 1660, cà phê được người Hà Lan du nhập vào Bắc Mỹ ở vùng Amsterdam. Mấy năm sau, người Anh chiếm đóng và cà phê trở thành một thức uống chỉ dành cho giới thượng lưu, trong khi đó trà là thức uống phổ thông trong mọi tầng lớp. Thế nhưng Anh Hoàng George đánh thuế trà vào năm 1773 và người dân Mỹ nổi lên chống lại thì tình hình thay đổi, người Mỹ giả dạng dân da đỏ tấn công những tàu chở trà đem đổ xuống biển. Biến cố lịch sử dưới tên Boston Tea Party đã làm cho người Mỹ nghiêng qua uống cà phê và chẳng bao lâu thức uống được phát triển rộng khắp đến ngày nay.
Việt Nam là một trong ba quốc gia có trữ lượng cà phê xuất khẩu lớn nhất thế giới, nguồn gốc từ thực dân Pháp đưa vào Việt Nam năm 1875, giống Arabica được người Phápmang từ đảo Bourton sang trồng ở phía Bắc sau đó lan ra các tỉnh miền Trung như Quảng Trị, Khe Sanh, Bố Trạch, … Sau khi thu hoạch được chế biến mang thương hiệu “Arabica du Tonkin” đem nhập khẩu về Pháp. Sau khi chiếm đóng Việt Nam, thực dân Pháp thành lập các đồn điền cà phê như Chinê, Xuân Mai, Sơn Tây nhưng năng xuất không cao do canh tác theo du canh. Sau đó Pháp du nhập vào nước ta hai giống mới là cà phê vối (robusta) và cà phê mít (Cherry) vào năm 1908 để thay thế. Các đồn điền mới lại mọc lên ở phía Bắc như ở Hà Tĩnh (1910), Thanh Hóa (1911), Nghệ An (1915). Đến năm 1925 được trồng ở Tây Nguyên, sau giải phóng diện tích cà phê cả nước được phát triển mạnh, nhờ sự hỗ trợ vốn từ quốc tế.
Trong nước, cây cà phê đứng thứ 3 chỉ sau hai loại cây lương thực chủ lực là lúa và ngô. Năm 2000, Việt Nam có khoảng 520.000ha cà phê, tổng sản lượng đạt 800.000 tấn. Năm 2000, diện tích tăng gấp 23 lần so với năm 1980 và có sản lượng tăng gấp 83 lần. Cho đến nay sản lượng cà phê cả nước chiếm 8% sản lượng nông nghiệp, chiếm 25% giá trị xuất khẩu. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới, các tỉnh có diện tích trồng lớn nhất là Đăklăk và Gia Lai, tạo việc làm ổn định, có thu nhập cao cho hàng triệu người, góp phần không nhỏ trong việc ổn định kinh tế xã hội ở những vùng xa xôi.
Arovina Coffee
Cố vấn: Trần Văn Thành